Nạo cắt chóp là gì?

Nạo cắt chóp là gì?

25/11/2022
0
Khái niệm nạo cắt chóp răng là gì?
 

Chóp răng nằm ở vị trí cuối cùng của chân răng và năm sâu bên trong xương hàm. Khi chóp răng bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng phù nề có thể gây ra viêm, hư sâu bên trong răng làm chết tủy, nhiễm trùng chân răng, cuối cùng là mất răng. Khi này, nạo cắt chóp răng sẽ là phương pháp để không phải nhổ răng mà vẫn loại bỏ được phần bị viêm nhiễm.

>>> Cần làm gì khi bị áp xe răng?

Nạo cắt chóp

Cụ thể một số trường hợp cần cắt chóp răng gồm:

  • Chóp bị viêm nhiễm hoặc tổn thương do các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm tủy,...
  • Xuất hiện u nang răng.
  • Ống tủy của bệnh nhân quá cong, làm cho dụng cụ chữa tủy khó tiếp cận làm sạch sâu.
  • Điều trị nội khoa không mang lại kết quả.
 

Bên cạnh đó, có một số trường hợp không thể áp dụng phương pháp này như:

  • Bệnh nhân có bệnh toàn thân.

  • Đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Viêm nhiễm vùng miệng.
  • Chân răng ngắn.
 
Lợi ích của việc cắt chóp răng
 

Tiểu phẫu cắt chóp răng có ý nghĩa khá quan trọng trong điều trị bệnh lý lẫn bảo vệ sức khỏe răng miệng. Phương pháp này mang lại những ưu điểm nổi bật như:

  • Cắt chóp răng sẽ cải thiện tình trạng bệnh lý, tránh ảnh hưởng đến tủy răng, nhiễm trùng nướu và bảo tồn răng thật.

  • Viêm chóp răng sẽ gây ra các cơn đau nhức dai dẳng và khó chịu, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Phẫu thuật cắt chóp răng sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng này.
  • Sau khi cắt chóp răng, việc ăn uống sẽ được cải thiện tốt hơn, ngon miệng hơn.
  • Phẫu thuật cắt chóp răng sẽ ngăn chặn kịp thời các biến chứng do viêm chóp gây ra như viêm xương, viêm hạch, tiêu xương…
 

Bảo vệ hàm răng của bạn

Chăm sóc răng sau khi phẫu thuật cắt chóp răng
 

Sau khi phẫu thuật nạo cắt chóp, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối vì nước muối có thể làm vết thương chảy máu, kéo dài thời gian hồi phục. Sau khi ăn, chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước lọc, tránh tạo áp lực động chạm đến vết mổ.

  • Chườm đá lên mặt bên ngoài tại vị trí phẫu thuật. Đá lạnh có tác dụng giảm sưng hiệu quả. Mỗi lần chườm từ 15 – 20 phút, cách 1 tiếng chườm 1 lần.
  • Sau 24 giờ làm phẫu thuật, bạn chỉ nên dùng chỉ tơ nha khoa, cạo lưỡi và đánh răng nhẹ nhàng. Tránh đưa bàn chải đến gần vết mổ.
  • Trong 2-3 ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn đồ mềm, dễ nuốt như cháo, súp,… Lưu ý để nguội trước khi ăn vì thay đổi nhiệt độ thất thường khiến răng dễ kích ứng.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, canxi, chất khoáng thiết yếu có trong rau xanh, hoa quả tươi, tôm, cá, trứng sữa,… Đặc biệt, người sau phẫu thuật nên uống sữa vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, rất tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế tối đa thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích, thuốc lá, nước ngọt có gas, caffeine,…
  • Ăn đủ bữa, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng và làm việc quá độ.
  • Uống thuốc theo đơn, không tự ý  liều hoặc kéo dài liệu trình khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng của vết mổ, phòng ngừa trường hợp nhiễm trùng hoặc vấn đề khác.
 

Cách chăm sóc răng sau khi nạo cắt chóp

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phẫu thuật cắt chóp răng. Nếu không may bị viêm quanh chóp răng, bạn nên đến nha khoa điều trị càng sớm càng tốt nhé!

Hoặc còn vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ tới Nha Khoa Lovely theo số Hotline 0901.414.559 để được các bác sĩ, chuyên gia tại Nha Khoa Lovely giải đáp nhé!

 

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 

Có thể bạn sẽ quan tâm

Tập cơ chức năng tác động đến dáng vóc của bé như thế nào?

Chỉnh nha cơ chức năng không chỉ giúp chỉnh răng về đúng vị trí, còn giúp các bé điều chỉnh xương hàm, xương cột sống giúp vóc dáng thẳng hơn không bị gù hoặc ngửa về phía sau

MỘT SỐ MẸO CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÉ TẠI NHÀ

Vệ sinh răng miệng cá nhân tưởng chừng nghe rất đơn giản. Nó được xem là thói quen hằng ngày được tôi luyện từ nhỏ. Tuy nhiên, rất ít phụ huynh có kiến thức chăm sóc răng miệng tại nhà đúng cách, chăm sóc như thế nào đúng với sự phát triển của trẻ. Sau đây Nha Khoa Lovely sẽ chia sẽ một vài tip chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi nhé!

Câu chuyện mùa vu lan - Chàng trai dẫn mẹ đi làm hàm giả tháo lắp

Mọi tình cảm trên thế gian này, đều phải cúi mình trước tình mẹ cha dành cho con cái. Trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc Việt Nam là một trong những tư tưởng quan trọng nhất hình thành nên một con người tử tế, có ích cho xã hội.

NGUYÊN NHÂN GÂY Ê BUỐT CHÂN RĂNG

Bạn đang vui vẻ thưởng thức những que kem mát lạnh, món lẩu cay nóng yêu thích nhưng cơn ê buốt ập đến cản trở bữa ăn ngon của bạn. Vậy nguyên nhân ê buốt từ đâu? Đã đến lúc bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng phiền toái này nhé!

Các biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là phần lợi xung quanh chân răng bị chảy máu. Đây chính là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục chảy máu chân răng như thế nào

Các loại răng sứ trên thị trường

Bạn đã nghe rất nhiều về răng sứ trên các quảng cáo facebook, google nhưng bạn có thật sự biết răng sứ được chia ra bao nhiêu loại không? Bài viết này nha khoa lovely sẽ chia sẻ cho bạn các loại sứ trên thị trường hiện nay nhé!

Bác sĩ Thu Dễ cùng “Diễn đàn Doanh nghiệp quốc tế về đầu tư, thương mại và du lịch 2022” tại trường Đại Học Tôn Đức Thắng

Vào ngày 22.09.2022 tại trường Đại Học Tôn Đức Thắng toà F, bác sĩ Thu Dễ - giám đốc phòng khám Nha Khoa Lovely cũng là một thành viên vô cùng ưu tú thuộc CLB Wlin Charming vinh dự nhận được lời mời tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp quốc tế về đầu tư, thương mại và du lịch 2022 (International business forum on Investment, Trade and Tourism 2022 - IBF 2022)

Lịch sử hình thành và phát triển của liệu pháp chỉnh nha cơ chức năng

Cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu lịch sử hình thành của liệu pháp chỉnh nha cơ chức năng - phương pháp chỉnh nha không sử dụng mắc cài cho các bé từ 5-12 tuổi.

Bé không chịu đeo khí cụ - Phải làm sao đây bác sĩ

Làm sao khi bé không chịu đeo khí cụ là câu hỏi mà các bác sĩ tại nha khoa Lovely thường được nghe từ các bậc phụ huynh có con nhỏ độ tuổi nhỏ đang thực hiện chỉnh nha cơ chức năng tại nha khoa. Đây là một số biện pháp mà chúng tôi hay sử dụng để phụ huynh về tập cho bé làm quen với khí cụ và hợp tác khi đến nha khoa..

BỌC RĂNG SỨ CÓ PHẢI LẤY TỦY KHÔNG?

Để giúp đọc giả giải đáp các thắc mắc bọc sứ có cần điều trị tủy không thì chúng ta cần phải tìm hiểu xem tủy răng là gì? Tủy răng có cấu trúc phức tạp, khác nhau trên từng răng, từng cá thể và thay đổi theo từng độ tuổi được bảo vệ bởi hai lớp cứng của thân răng kể từ ngoài vào trong là men răng và ngà răng. Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu có ở cả thân răng và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy) nằm trong một hốc giữa ngà răng.