Các biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng

Các biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng

29/11/2022
0

 Chảy máu chân răng là phần lợi xung quanh chân răng bị chảy máu. Đây chính là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục chảy máu chân răng như thế nào?

>>>  Các bệnh lý răng miệng thường gặp

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng

1. Răng miệng đang gặp vấn đề

  • Viêm lợi: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu chân răng. Viêm lợi xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không sạch. Viêm lợi càng nặng thì chảy máu chân răng càng nhiều.
  • Bệnh lý về răng: Các bệnh như là sâu răng, nhiễm trùng chân răng hay răng bị đau ê buốt đều tạo điều kiện thuận lợi khiến chảy máu chân răng.
  • Răng mọc lệch, khấp khểnh: Răng mọc lệch khấp khểnh làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, thức ăn bị kẹt lại khó lấy ra làm lợi dễ bị viêm và chảy máu.
  • Chấn thương lợi: Do đánh răng quá mạnh, bàn chải quá cứng đều là nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

2. Vấn để cơ thể

  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Do ăn đồ cứng, không ăn nhiều chất bổ sung vitamin C.
  • Thiếu Vitamin K: Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Như người dùng kháng sinh dài ngày có thể gây thiếu hụt vitamin K dẫn đến chảy máu.
  • Thay đổi nội tiết tố nữ: Lúc dậy thì, mãn kinh hoặc mang thai cũng xảy ra hiện tượng chảy máu chân răng.
 

Chảy máu chân răng

Cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng
 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều tiên quyết để kiểm soát chảy máu chân răng Nha Khoa Lovely sẽ gửi đến bạn những cách 2 khắc phục chảy máu chân răng

1. Chữa chảy máu chân răng tạm thời

  • Dừng tác động mạnh đến vùng lợi viêm, đánh răng nhẹ.
  • Chườm lạnh để làm giảm cảm giác đau nhức, ê buốt.
 

Chườm lạnh để giảm đau nhức tạm thời

2. Chữa chảy máu chân răng hoàn toàn

  • Cạo vôi răng: làm cho bề mặt răng nhẵn mịn, không tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và thức ăn bám vào.
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm viêm.
  • Nếu có những bệnh lý răng miệng nào khác cần điều trị triệt để và chăm sóc răng miệng thường xuyên hơn.
  • Loại bỏ các thói quen xấu hại sức khỏe răng miệng như hút thuốc lá, ăn đồ ngọt, đồ dầu mỡ, nước có gas,...
 
Làm thế nào để phòng tránh chảy máu chân răng?
 
  • Thực hành vệ sinh răng miệng tốt: Để cải thiện vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Vệ sinh răng miệng tốt đặc biệt quan trọng đối với bà bầu. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cũng có thể kích hoạt bệnh nướu răng và chảy máu nướu răng.

  • Súc miệng bằng dung dịch vệ sinh răng miệng.
  • Tạo môi trường sống lành mạnh, không căng thẳng: Căng thẳng cảm xúc có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể đến mức không thể chống lại nhiễm trùng nướu.
  • Uống trà xanh: Uống trà xanh hằng ngày cũng có thể đẩy lùi bệnh nha chu và cầm máu. Trà xanh có chứa catechin, một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể làm giảm phản ứng viêm của cơ thể với vi khuẩn trong miệng.
  • Tăng Vitamin nhóm C và K: Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng nướu gây chảy máu nướu răng. Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng vì giúp đông máu. Sự thiếu hụt vitamin K có thể gây chảy máu nướu.
 

 Bổ sung thêm vitamin C và Kẽm

Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và phòng tránh, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. Khuyến khích đến trực tiếp phòng khám để có những chẩn đoán chính xác nhất cho từng đối tượng
Liên hệ đến Nha Khoa Lovely qua hotline hoặc nhắn tin trực tiếp trên Fanpage để được tư vấn hoặc đặt lịch khám hoàn toàn miễn phí.

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 

Có thể bạn sẽ quan tâm

Vì sao nên sử dụng máy tăm nước?

Chắc hẳn có rất nhiều người đang tò mò không biết máy tăm nước là gì? Công dụng của nó ra sao? Bài viết này Nha Khoa Lovely sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về máy tăm nước cũng như những lợi ích mà nó mang lại nhé!

Các vấn đề răng miệng thường gặp

Nhiều thống kê chỉ ra rằng, tỷ lệ phần trăm người Việt Nam gặp các vấn đề về răng miệng vô cùng cao. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen ăn uống, cách vệ sinh, tâm lý hoặc lối sống không lành mạnh. Nha Khoa Lovely sẽ liệt kê một số bệnh lý răng miệng phổ biến nhất ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của mọi người.

Có nên tẩy trắng sau khi niềng răng không?

Kết thúc một quá trình niềng răng dài đằng đẵng thì khoảnh khắc tháo bỏ chiếc khung sắc đó khiến bạn rất hào hứng. Nhưng một vấn đề mới lại ập đến chính là răng bị vàng, những chỗ có mắc cái lại sẫm màu hơn. Điều này khiến bạn rất băn khoăn. Tại bài viết này, Nha Khoa Lovely sẽ giải đáp giúp bạn nguyên nhân và giải pháp cho các thắc mắc, để bạn an tâm hơn khi thực hiện quá trình niềng răng.

Bác sĩ Thu Dễ tham gia lễ kỷ niệm 27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và 55 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Vào ngày 8/8/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Như mọi người cũng biết, các nước Đông Nam Á chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước. Vì thế, ban quản lý cấp cao của ASEAN đã quyết định lấy hình ảnh bó lúa vàng làm biểu tượng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Bé không chịu đeo khí cụ - Phải làm sao đây bác sĩ

Làm sao khi bé không chịu đeo khí cụ là câu hỏi mà các bác sĩ tại nha khoa Lovely thường được nghe từ các bậc phụ huynh có con nhỏ độ tuổi nhỏ đang thực hiện chỉnh nha cơ chức năng tại nha khoa. Đây là một số biện pháp mà chúng tôi hay sử dụng để phụ huynh về tập cho bé làm quen với khí cụ và hợp tác khi đến nha khoa..

Giải pháp nào cho người mất răng?

Mất răng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, độ tuổi trung niên và cao tuổi là đối tượng dễ bị mất răng nhất. Vậy nguyên nhân do đâu? Hãy cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu nhé!

Tẩy trắng răng có làm hại men răng không?

Một hàm răng trắng sáng luôn khiến bạn tự tin và xinh đẹp hơn khi chúng có khuyết điểm về màu sắc. Để cải thiện các khuyết điểm về màu răng, lấy lại độ sáng bóng thì tẩy trắng răng luôn là sự lựa chọn của mọi người. Vậy tẩy trắng răng có hại men răng không là câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm.

Viêm nướu khi bọc sứ do đâu?

Bọc răng sứ là biện pháp phục hình răng tối ưu và nhanh chóng được nhiều người áp dụng. Vì độ phổ biến của phương pháp này trong nha khoa nên những vấn đề sức khỏe răng miệng sau khi bọc răng sứ cũng có nhiều trường hợp hi hữu xảy ra. Phổ biến nhất là sưng nướu, viêm lợi sau một khoảng thời gian thực hiện bọc răng sứ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng đó và các biện pháp khắc phục như thế nào? Cùng Nha Khoa Lovely giải đáp nhé!

Nghiến răng nguy hiểm như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng là một hiện tượng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nó là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và sự giằng, đẩy của hàm dưới”, chúng có thể tạo ra âm thanh ken két khó chịu hoặc không. Người mắc rối loạn này rất khó có thể nhận thức được mình đang nghiến răng. Nhiều người xem nghiến răng không phải là một thói quen xấu nên thờ ơ và xem thường nó nhưng không biết rằng đó chính là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí dẫn tới hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Vậy nguyên nhân phát sinh tình trạng này là gì?

Câu chuyện nha sĩ: " Làm sao khắc phục tình trạng rối loạn hơi thở, lưng gù, răng chen chúc ở trẻ "

Chỉnh nha cơ chức năng là liệu pháp thay đổi các thói quen xấu ngay khi còn nhỏ nên rất cần sự hợp tác và tuân thủ các dặn dò của bác sĩ để liệu trình diễn ra ngắn hơn. Đối với phương pháp chỉnh nha cơ chức năng, thời gian liệu trình không giống nhau trên mỗi đối tượng nhưng tóm lại chỉ chung một mục đích là hướng dẫn để răng mọc đúng nơi và lưỡi đặt đúng vị trí. Hơn thế nữa, CHỈNH NHA CƠ CHỨC NĂNG còn hỗ trợ điều chỉnh xương, như hình ở trên trước liệu trình lưng bé bị gù. Chỉ một thời gian ngắn sau, lưng bé đã thẳng hơn mà không cần dụng cụ hỗ trợ nào để hạn chế hình thể răng vĩnh viễn không đẹp, hô, móm, lệch tốn nhiều thời gian và chi phí cho vấn đề chỉnh nha sau này.